Tiền mặt

Nhiều người thích kẹp một số tiền mặt giữa vỏ điện thoại và mặt sau của điện thoại. Mặc dù làm như vậy có vẻ rất tiện lợi nhưng bạn không nên sử dụng vỏ điện thoại trong suốt, điều này sẽ dễ thu hút sự chú ý của kẻ trộm; đặt tiền lên mặt sau của điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của điện thoại và làm giảm tuổi thọ của điện thoại di động.

Nếu bạn để tiền trong túi một cách tùy tiện, khi bạn lấy điện thoại di động ra, tiền sẽ dễ dàng rơi ra mà bạn không hay biết, gây ra những tổn thất tài chính không đáng có, vì vậy nên để riêng hai loại này.

Chìa khóa

Nhiều người để cả chìa khóa lẫn điện thoại di động trong túi quần. Khi đó, các cạnh, góc của chìa khóa sẽ dễ làm trầy xước điện thoại. Chìa khóa cũng có thể đập vào màn hình điện thoại, gây nứt vỡ.

Thói quen cho điện thoại vào túi quần sau càng dễ khiến nó bị nứt vỡ màn hình hơn. Không chỉ vậy, điện thoại để ở túi quần sau rất dễ trượt và rơi.

Một số người thường để vài tờ tiền mặt trong ốp điện thoại phòng trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tản nhiệt của điện thoại, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

Ngoài ra, nếu ốp điện thoại trong suốt, tờ tiền rất dễ thu hút sự chú ý của kẻ trộm.

Không để chìa khóa cạnh điện thoại

Chất lỏng

Đừng để đồ uống và những thứ chứa chất lỏng cùng chỗ với điện thoại di động của bạn. Nước có thể rò rỉ ra ngoài và chảy vào điện thoại di động, gây hỏng hóc.

Những vật có từ tính

Thỏi son là ví dụ điển hình. Nếu hai nắp son tự động dính vào nhau, điều đó có nghĩa là nắp gắn nam châm. Nếu được đặt gần điện thoại di động trong một thời gian dài, nam châm sẽ ảnh hưởng xấu đến tín hiệu của thiết bị, làm nhiễu từ trường của một số linh kiện điện tử, từ hóa thiết bị cảm biến bên trong nó.

Căn cước công dân, thẻ ngân hàng

Loại giấy tờ quan trọng này là một trong những thứ không được để chung với điện thoại di động hay để trong ốp điện thoại. Bạn rút điện thoại ra sử dụng rất thường xuyên và quá trình dễ gây rơi giây tờ.

Một số thói quen xấu cần tránh khi dùng điện thoại

Gọi điện thoại khi sắp hết pin

Có thể bạn vẫn nghĩ rằng gọi điện thoại vào thời điểm nào cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên thực tế khoa học lại chỉ ra rằng việc cố sử dụng điện thoại khi sắp hết pin gây hại rất lớn đến bộ não của chúng ta.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn khoảng dưới 20% pin, sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.

Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe khi thực hiện cuộc gọi.

Gọi điện thoại khi sắp hết pin

Đưa điện thoại lên tai khi người nghe chưa nhận cuộc gọi

Tương tự như ở trường hợp trên việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới bộ não của chúng ta vì đây là một trong những lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để dò tìm tín hiệu từ phía người nhận cuộc gọi.

Do đó bạn nên đợi khi nào điện thoại hiển thị thời gian cuộc gọi Khi đó hãy đưa điện thoại lên tai để trò chuyện. Một phương pháp tiện lợi hơn là kích hoạt chế độ rung khi kết nối cuộc gọi (đa số smartphone hiện nay đã tích hợp sẵn tính năng này), hoặc cài đặt thêm những phần mềm báo rung khi kết nối cuộc gọi trên các kho ứng dụng (Ví dụ như phần mềm iblacklist dành cho hệ điều hành IOS).

Sử dụng điện thoại ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ, khi đang sạc pin, khi trời mưa, mang điện thoại vào phòng tắm

Bên cạnh đó việc nghe điện thoại hoặc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin cũng tiềm ẩn những nguy cơ rất nguy hiểm. Cho dù nhắn tin, đọc tin, nghe điện thoại, gọi điện thoại, chơi game… khi đang nạp điện cũng đều không tốt. Làm như vậy khiến cho điện thoại nóng lên nhanh hơn, điều đó không tốt cho các vi mạch. Đặc biệt, pin vừa nạp, vừa xả sẽ không có lợi cho pin. Ngoài ra, khi đang cắm điện mà lại sử dụng điện thoại, nguy cơ cháy nổ rất cao, có thể gây thương tích, thậm chí tử vong cho người sử dụng.

Để điện thoại cạnh gối khi ngủ

Theo một nghiên cứu khoa học cho biết cứ 10 người thì 8 người trong chúng ta giữ điện thoại di động cạnh mình qua đêm và một nửa dùng nó để làm đồng hồ báo thức.

Tuy nhiên cũng theo đánh giá của các chuyên gia, sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng đến não lớn nhất, nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt… Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não. Vấn đề chính khi để điện thoại trong phòng ngủ là ánh sáng, đặc biệt là các loại điện thoại đời mới, với màn hình chất lượng tốt, độ sáng cao. Nó cản trở nhịp sinh học của cơ thể, đánh lừa cơ thể tin vẫn là ban ngày và làm dảo lộn nhịp sinh học của bạn.

Vì vậy, khi chưa sử dụng bạn nên để điện thoại xa cơ thể. Không nên dùng di động để nói chuyện quá lâu và đặc biệt không để điện thoại cạnh gối khi đi ngủ.